Keyword Cannibalization: Làm sao để phát hiện và khắc phục tình trạng từ khóa “ăn lẫn nhau”?

hostmidori 13/01/2024
Keyword Cannibalization: Làm sao để phát hiện và khắc phục tình trạng từ khóa “ăn lẫn nhau”?

Tomorrow Marketers – Nếu bạn đã vận hành website của mình nhiều năm nay, chắc hẳn bạn đã từng rơi vào tình trạng những bài viết cùng tối ưu hoá cho một chủ đề tương tự nhau. Điều này có thực sự là một vấn đề đáng lưu tâm? Bạn luôn nghĩ Google rất thông thông minh, và vẫn luôn làm rất tốt nhiệm vụ của mình trong việc hiểu ý định tìm kiếm của người dùng (searcher intent). Tuy nhiên, không phải lúc nào Google cũng xếp hạng trang/ bài viết trên website của bạn như bạn mong muốn. Điều đó là kết quả của tình trạng từ khoá “ăn lẫn nhau”.

Keyword cannibalization là vấn đề có thể xảy ra với bất kỳ website nào và có những ảnh hưởng không nhỏ đến thứ hạng của bài viết thực sự chất lượng trên website đó. Cùng TM tìm hiểu thêm trong bài viết sau nhé.

1. Keyword cannibalization là gì? Tại sao nên lo ngại vấn đề này?

Keyword cannibalization” tạm dịch là tình trạng từ khoá “ăn lẫn nhau”. Nó xảy ra khi một từ khoá chính xuất hiện trên nhiều bài viết hoặc trên vài trang trong website của bạn. Nhiều chuyên gia về SEO tin rằng tình trạng này có thể làm Google gặp khó khăn trong việc đánh giá trang web nào nên được xếp hạng cao hơn trong trang kết quả tìm kiếm. Kết quả là, trong một vài trường hợp, tất cả những trang với cùng một từ khoá sẽ đều không được xếp hạng cao.

Dưới đây là nguyên nhân tại sao những người quản lý website phải quan tâm đến vấn đề này:

1.1. Sự mất cân bằng trong việc xếp hạng các trang với cùng một từ khoá.

Cùng bắt đầu với ví dụ về hai bài blog khác nhau của Ahrefs, chúng xếp hạng gần nhau, ở vị trí số 6 và 7, đều được Google xếp hạng với từ khoá “competitor backlink analysis”. Thực tế, Google tin rằng cả hai bài blog này đều là kết quả tìm kiếm phù hợp với cụm từ khoá trên. Điều này không phải bàn cãi nhiều. Vấn đề ở đây là bài blog xếp hạng số 6 lại được xuất bản cách xa bài sau tận 4 năm. Do vậy, có sự khác biệt lớn về chất lượng giữa hai bài blog này:

Bài blog xuất bản cách đây 4 năm nhưng xếp hạng cao hơn:

  • Giao diện người dùng đã rất cũ.
  • Số lượng từ chỉ vỏn vẹn 1278 từ. Tuy hiện tại, số từ không phải vấn đề quá lớn nhưng để so sánh, những bài blog chuyên sâu của Ahrefs gần đây đều dễ dàng được 2,000 từ trở lên.

Bài blog xuất bản gần đây nhưng xếp ở vị trí sau:

  • Chất lượng bài viết tốt hơn vì đào sâu phân tích kiến thức.
  • Kiến thức được cập nhật mới và các lời khuyên trong đó cũng hữu ích hơn rất nhiều.
  • Bài này mới là bài Ahrefs muốn xếp hạng cao hơn.

Như vậy, dù không hề muốn, nhưng Ahref phải công nhận rằng họ đang tự “nuốt chửng” lưu lượng tìm kiếm trên website của mình.

Không chỉ vấn đề về nội dung lỗi thời, dưới đây là một số nguyên nhân khác khiến bạn muốn một trang trong web của bạn xếp hạng cao hơn những trang khác:

  • Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn (Higher conversion rate): Bạn có hai bài blog đều viết về một chủ đề ví dụ như “cách để giảm cân” và “10 bí kíp giảm cân cho nam giới”. Chỉ có một trong hai bài blog này có lượt chuyển đổi cao chóng mặt, bài còn lại thì không. Vậy thì bạn muốn bài nào xếp hạng cao hơn với cùng một cụm từ khóa “cách để giảm cân”. Tất nhiên là bài có tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) cao hơn phải không.
  • Tỷ suất lợi nhuận cao hơn (High profit margins) : Bạn có hai sản phẩm tương tự nhau trên website. Lấy ví dụ website của bạn có hai mặt hàng đều là bít tất. Cả hai sản phẩm đều có giá xấp xỉ 5 đô, một cái là sản phẩm của công ty bạn, cái còn lại là của bên thứ ba. Trang nào bạn muốn xếp hạng cao hơn cho từ khoá “buy socks for $5”? Tất nhiên là sản phẩm mang thương hiệu của công ty bạn bởi vì tỷ lệ lãi suất sẽ cao hơn, thay bằng việc thông qua bên thứ ba.

Đọc thêm: Làm gì khi blog bỗng nhiên sụt giảm traffic

1.2. Tình huống xấu nhất xảy ra khi chẳng có bài blog nào trong cả hai bài trên được xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm của Google

Ở ví dụ trên, chúng ta đều thấy cả hai bài blog của Ahrefs đều được xếp hạng bởi Google. Tuy nhiên, tại sao chẳng có bài nào trong số chúng được xếp ở vị trí số 1 cả? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này:

Số lượng và chất lượng của backlinks dẫn tới một trang web

Đây là yếu tố hàng đầu để xếp hạng. Để cho dễ hiểu, bạn có thể search ngay một từ khóa bất kỳ và đọc thử nội dung của 10 trang được xếp hạng cao nhất. Bạn sẽ thấy trong đó có một số lượng đường link liên kết nội bộ nhất định (inbound links) dẫn đến trang bất kỳ bài viết hoặc trang nào của website đó.

Tip: Sử dụng bảng tổng hợp của trang kết quả tìm kiếm trong Keyword Explorer để kiểm tra số lượng referring domain* của 10 trang web đầu tiên của bất cứ từ khoá nào bạn gõ vào.

Như bạn thấy ở đây, tất cả những trang web xếp hạng cao đều có số lượng referring domain* khá nhiều cho từ khoá “competitor backlink analysis”. Điều đó có nghĩa trang của bạn cũng cần có một lượng từ khoá nhất định nếu muốn cạnh tranh với các trang web trong top đầu này. Nhưng nếu bạn có hai trang web với từ khóa mục tiêu tương tự nhau bất kỳ liên kết nội bộ (internal link) nào cũng phân tách đều cho hai trang đó.

Ví dụ, đây là tổng hợp backlink cho hai bài viết cùng từ khóa mục tiêu là “ SSL SEO” của Ahrefs:

Cả hai trang này đều được xếp hạng cho từ khoá “SSL SEO”. Bài viết bên trên đứng thứ 9, trong khi bài viết dưới đứng thứ 10. Vậy vấn đề nằm ở đâu?

Hãy thử tưởng tượng nếu tổng số referring domain* (164 + 129 = 293) đều dẫn về một trang duy nhất, trang đó gần như chắc chắn sẽ xếp hạng cao hơn vị trí thứ 9 hoặc thứ 10 và thậm chí vươn lên vị trí top 3, do backlink sẽ được tổng hợp vào một trang thay vì phân tán ra hai trang khác nhau.

Referring domain: tổng hợp các website có link dẫn đến trang web của bạn.

Đọc thêm: Làm thế nào để chọn từ khóa chính hiệu quả cho nội dung của bạn?

Nội dung bị bão hoà

Ví dụ, Ahrefs có 3 bài blog đều viết về chủ đề “broken link building.” Mỗi bài blog đều chứa đựng những thông tin hữu ích, thế nhưng không có bài nào trong số chúng cung cấp cho người đọc một nguồn thông tin dẫn đầu ngành hàng (industry-leading resource). Về mặt bản chất, một bài blog thực sự chất lượng đã bị lu mờ bởi các bài blog tầm thường khác. Và cũng bởi thế, chẳng có bài nào trong số này thu hút số lượng lớn các backlink.

Thế nhưng hiện tại, một trong số những bài này đã xếp ở vị trí số 3 cho từ khoá “broken link building”.

Nếu Ahref gộp 3 bài này làm một với lượng kiến thức giá trị của cả ba bài, chắc chắc nó có thể thu hút nhiều backlink và xếp hạng cao hơn nhiều, thậm chí đứng số 1.

2. Làm thế nào để phát hiện tình trạng keyword cannibalization?

Thường thì mọi người sẽ sử dụng cách khá cồng kềnh và tốn thời gian:

  • Dán link website vào Site Explorer
  • Chuyển tiếp đến mục báo cáo về các từ khoá không phải trả phí (Organic keywords)
  • Xuất tất cả các từ khoá thành CSV trong khi bạn sẽ dễ dàng hơn khi phân tích nếu xoá các số liệu hoặc cột không liên quan.
  • Mở file CSV trong excel hoặc Google Sheet
  • Sắp xếp keyword theo thứ tự từ A-Z
  • Thông thường mọi người sẽ lọc theo cách thủ công và đánh dấu tất cả các từ khóa trùng lặp. Đây mới là phần cuối cùng tốn thời gian nhất.

Nó sẽ không phải là vấn đề đáng lo ngại lắm nếu website của bạn chỉ xếp hạng cho một lượng từ khóa nhất định. Tuy nhiên, nó sẽ mất hàng giờ đồng hồ cho việc này nếu website của bạn xếp hạng với hàng nghìn từ khoá. Tin vui là, có một cách khá dễ tiếp cận và thực hiện để xác định vấn đề này là sử dụng Google sheet. Dưới đây là cách nhanh gọn và hiệu quả hơn rất nhiều:

Trước tiên, bạn hãy sao chép mẫu bảng Google Sheet của Ahrefs tại đây.

Sau đó, hãy đặt tên cho mẫu bảng này, chọn nơi bạn muốn lưu nó trên Google drive của bạn, sau đó ấn OK.

Bây giờ, bạn đã có một bản copy cho bạn toàn quyền chỉnh sửa. Lưu ý, không yêu cầu quyền chỉnh sửa với tài liệu gốc. Ahrefs không cấp quyền này vì nó sẽ làm thay đổi file template gốc tới những người khác.

Dưới đây là các bước cụ thể:

Bước 1: Xuất các từ khóa trên trang web của bạn từ trình khám phá của Ahrefs (Ahrefs’ Site Explorer)

Đầu tiên nhất, bạn cần tìm tất cả các từ khoá mà trang web của bạn dùng để xếp hạng sử dụng trình khám phá của Ahrefs. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách sử dụng bản báo cáo các từ khoá không phải trả phí (Organic Keyword report)

Tiếp theo, bấm chọn cột “SERP features filter” ở góc bên trái trên cùng, sau đó chọn “exclude” và chọn “only linking to target” , tiếp đó chọn “all feature” và ấn “apply”.

Sau đó, xuất bản báo cáo này và tải file CSV về máy.

Bước 2: Nhập số liệu từ file CSV vào trong một công cụ hỗ trợ tìm kiếm keyword cannibalization

Mở bản copy của bạn ban đầu vào Google sheet. Sau đó điều hướng đến trang tính có tiêu đề “1. Ahrefs KW Export ”(file của bạn có thể sẽ ở trên trang tính này theo mặc định, nhưng bạn nên kiểm tra kỹ). Đảm bảo rằng ô A1 được chọn — chỉ cần nhấp vào ô đó một lần bằng con trỏ chuột của bạn.

Sau đó, nhấn vào “File” rồi chọn “Import”. Tiếp đến, chọn file CSV của bản báo cáo Organic keyword ở trên của bạn và import vào trang Google Sheet này.

Bạn nên chú ý đến các gợi ý ở mục import location, bấm chọn mục “replace data at selected cell”. Để tất cả các tùy chọn khác ở chế độ mặc định.

Tiếp đến, bạn ấn chọn ô “import data”

Bước 3: Hoàn tất

Vậy là xong, giờ bạn chỉ cần chọn ô “Result” để xem kết quả.

Bạn sẽ nhìn thấy một cột như hình bên dưới:

Như bạn có thể thấy, nó hiển thị các cụm từ khoá có nhiều hơn một trang trong trang kết quả tìm kiếp (SERPs), tiết lộ về về các vấn đề liên quan đến từ khoá “ăn lẫn nhau”. Cụ thể, ở cột thứ nhất sẽ là các từ khoá, cột thứ hai là vị trí xếp hạng hiện tại của chúng. Cột thứ 3 là lưu lượng tìm kiếm và cột cuối cùng là URLs của trang web chứa từ khoá ấy. Giờ đây, bạn không cần phải ngồi rà soát hàng nghìn URLs vì tất cả chúng đều được tự động hoá hiển thị theo từ khóa tương ứng.

Vậy là chúng ta đã biết cách để phát hiện tình trạng đánh lo ngại này. Trước khi đi sâu vào các bước để khắc phục tình trạng này, hãy cùng TM tìm hiểu kỹ hơn cách thế giới số dẫn dắt và làm thay đổi cách thức làm Marketing hiện đại trong video ngắn dưới đây.

3. 5 cách để giải quyết vấn đề keyword cannibalization

Cách 1: Tối ưu hoá lại trang trong website của bạn

Cách này sẽ hiệu quả nhất khi website của bạn có một trang được xếp hạng với một loạt các keyword, và từ đó lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) đổ về website của bạn rất nhiều. Bạn không muốn xóa trang đó vì nó mang lại nguồn traffic cho những trang còn lại trên website của bạn. Và bạn cũng không muốn thay đổi nội dung vì trang đó vẫn mang lại giá trị nhất định.

Vậy thì cách để vẹn cả đôi đường là cố gắng tối ưu hoá lại trang đó với từ khóa cụ thể. Dưới đây là cách bước cụ thể:

1. Tối ưu hoá lại nội dung

Dạo quanh một lượt nội dung và loại bỏ bất cứ yếu tố nội dung nào liên quan đến từ khoá không mấy quan trọng. Điều này sẽ không tạo ra sự khác biệt quá lớn vì Google sẽ không chỉ xem xét thứ hạng của trang web nào đó dựa vào keyword nhưng nó cũng không ảnh hưởng gì quá lớn tới chất lượng bài viết.

2. Thay đổi các đường link liên kết nội bộ (internal links), đặc biệt là các liên kết chứa nhiều từ khoá liên quan đến trang của bạn.

Trường hợp này áp dụng khi những đường link liên kết nội bộ không dẫn người đọc đến trang chứa thông tin bạn muốn họ đọc thêm. Bạn có thể thay đổi liên kết nội bộ khác hoặc xoá chúng hoàn toàn. Cách khác, bạn có thể thay đổi đoạn văn bản được gắn link (anchor text) sang một từ khác thay vì đoạn văn bản ban đầu chứa nhiều từ khoá giá trị (keyword-rich anchor), điều này sẽ làm trang khác với cùng từ khóa như vậy xếp hạng cao hơn.

3. Yêu cầu trang web khác thay đổi đường link liên kết nội bộ dẫn đến trang web của bạn

Trường hợp này quan trọng không kém internal link. Bạn hãy kiểm tra lại xem có đường link liên kết nội bộ ngoài (external inbound links) dẫn người đọc đến trang chứa từ khoá bạn không nhắm đến để xếp hạng. Bạn có thể sử dụng báo cáo Anchors trong Ahrefs ’Site Explorer để tìm những trang web này. Lưu ý: Điều này sẽ khá khó thực hiện trong một số trường hợp, vì bạn phải liên hệ với các trang web liên kết với trang của bạn và yêu cầu họ thay đổi liên kết — một số trang web sẽ không làm điều này (hoặc họ sẽ xóa hoàn toàn liên kết của bạn).

Cách 2: Hợp nhất

Đây là cách hiệu quả nhất trong trường hợp cả hai trang trên website của bạn chứa cùng một từ khoá đều xếp hạng bởi Google. Ví dụ, Ahrefs có hai bài blog và cả hai đều xếp hạng cho từ khoá “SEO Freelancing”. Cả hai đều chứa những thông tin hữu ích cùng một chủ đề. Và tất nhiên, Ahref không muốn xóa bất cứ bài nào. Hơn nữa, cả hai bài blog đều chứa những đường link liên kết có giá trị. Vậy thì, cách tối ưu nhất là kết hợp hai bài blog này thành một bài blog “trên cả tuyệt vời”. Giờ thì tất cả các đường link liên kết nội bộ tập trung tạo giá trị cho một bài blog thực sự chất lượng thay vì phải phân bổ ra hai bài.

Cách 3: Xóa bài viết

Cách này sẽ phát huy tác dụng khi:Một trong hai trang xếp hạng với cùng một từ khoá có chất lượng nội dung chưa tốt nhưng lại lấn át lượng traffic của bài còn lại.Trang này sẽ không cung cấp giá trị gì nhiều cho độc giả. Lưu ý, trước khi bạn xóa bài viết đó, hãy rà soát lại xem nó có chứa bất kỳ đường link liên kết nội bộ nào không bằng cách sử dụng trình khám phá của Ahrefs. Vào trang web của Ahref, sau đó dán URL trang bạn muốn xoá và kiểm tra những backlink dẫn đến trang đó. Nếu không có backlink nào, bạn hoàn toàn có thể xóa trang này mà không phải suy nghĩ gì nhiều.

Cách 4: Bỏ chỉ mục cho trang (non index)

Cách này áp dụng cho các trang thông tin cung cấp giá trị cho người đọc và bạn vẫn muốn giữ nó lại. Vấn đề là, bạn không chắc chắn liệu nó có thể xếp hạng trên các thanh công cụ tìm kiếm và đang lấn át trang khác cùng từ khóa hay không? Các trang ở danh mục blog thường rơi vào nhóm này. Ví dụ, ở trang blog của Ahrefs, một danh mục nội dung là “link building”.

Bạn vẫn có thể truy cập trang này. Nhưng nó không được lập chỉ mục (no-indexed)… do đó nó sẽ không hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Chỉ mục là một tên khác của cơ sở dữ liệu được sử dụng bởi công cụ tìm kiếm. Các chỉ mục chứa thông tin về tất cả các trang web mà Google (hoặc bất kỳ công cụ tìm kiếm nào khác) có thể tìm thấy. Nếu một trang web không có trong chỉ mục của công cụ tìm kiếm, người dùng sẽ không thể tìm thấy nó.

Hai lý do bạn nên thực hiện “noindex”:

  • Tránh vấn đề từ khoá ăn lẫn nhau. Ahrefs có một bài blog viết về chủ đề “link building guide” và muốn bài đó xếp hạng với từ khoá “link building”. Họ không muốn bài nào khác trong trang danh mục (blog category page) xếp hạng với từ khoá này.
  • Tránh việc người đọc ghé vào trang này. Trang danh mục các bài blog là hữu ích khi nó giúp định vị nội dung trên website của bạn. Nhưng nó không hiệu quả như những trang đích (landing page) đến trực tiếp từ các trang kết quả tìm kiếm (SERPS). Trên thực tế, khi bạn tìm kiếm từ khóa “link building” và kết quả top 1 là trang danh mục bài blog, khả năng cao bạn sẽ ấn quay lại ngay lập tức.

Cách 5: Gắn tag Canonicalize

Canonicalize (rel = “canonical”) là một đoạn mã HTML xác định đâu mới là phiên bản trang chính của các trang trùng lặp, gần trùng lặp và tương tự như trang gốc.Nói cách khác, nếu cùng một nội dung xuất phát từ các URLs khác nhau, bạn có thể sử dụng thẻ “canonical” để cụ thể hoá trang nào là trang chính và nên lập chỉ mục cho nó.

Đây là phương án hiệu quả nhất khi bạn vừa muốn giữ lại những trang web có nội dung hữu ích gần như nhau và vừa muốn công cụ tìm kiếm xếp hạng một trong hai trang đó trên trang còn lại. Đây là ví dụ của một thẻ “canonical”: <link rel=”canonical” href=”https://ahrefs.com/blog/sept-2017/” />

Cách để tránh rơi vào tình trạng từ khoá “ăn lẫn nhau” ở trong tương lai.

Nó sẽ là một sự rắc rối và mất thời gian nếu cứ phải đi giải quyết vấn đề này thường xuyên. Vì vậy, giải pháp tối ưu nhất là ngăn chặn tình trạng này ngay từ đầu. Thật may là, vấn đề này có thể giải quyết dứt điểm và nhanh gọn luôn bằng các bước sau:

  • Đầu tiên, hãy truy cập Google và gõ “site: search + từ khóa mục tiêu của bạn.
  • Sau đó, bạn hãy xem kết quả hiển thị. Nếu bạn phát hiện một trang / bài blog có vẻ đang nhắm mục tiêu với từ khóa này, bạn có thể xem xét lại từ khóa mục tiêu của mình cho trang và bài blog khác.
  • Lưu ý: Bạn có thể kiểm tra xem trang / bài blog đó có xếp hạng cho từ khóa này hay không bằng cách search từ khoá đó và kiểm tra trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Hoặc bạn có thể thêm từ khóa đó vào trình theo dõi xếp hạng của Ahrefs — điều này sẽ giúp bạn biết được vị trí mà trang của bạn hiện đang xếp hạng. Nếu không, hãy tiếp tục tối ưu hóa cho từ khóa đó.

Tạm kết

Từ khoá “ăn lẫn nhau” là một chủ đề được bàn luận khá sôi nổi trong cộng đồng SEO. Một vài chuyên gia SEOs cho rằng đây thực sự là vấn đề đáng lưu tâm trong khi những người khác lại không mấy để ý đến nó vì sự thật là Google khá thông minh trong việc hiểu đúng ý định tìm kiếm của người dùng.

Tuy nhiên, đây sẽ là một vấn đề thực sự ảnh hưởng xấu nếu nó xảy ra thường xuyên và không được kiểm soát tốt, đặc biệt là các trang web đa dạng về nội dung và nguồn thông tin như trang blog của TM. Hãy thường xuyên kiểm tra và khắc phục ngay vấn đề này trước khi nó gây ra những tác động không mấy tích cực tới việc xếp hạng các bài viết trên website của bạn. Nếu bạn muốn khai phá lượng kiến thức “thực chiến” đồ sộ liên quan đến phương pháp nghiên cứu từ khóa và rộng hơn nữa là Digital Marketing, hãy tham khảo ngay khóa học Digital Foundation của TM!

khóa digital

Bài viết bởi Ahref và được biên soạn bởi Tomorrow Marketers, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.