Chiến lược sản phẩm là gì? tìm hiểu 6 loại chiến lược sản phẩm kinh điển

hostmidori 16/01/2024
Chiến lược sản phẩm là gì? tìm hiểu 6 loại chiến lược sản phẩm kinh điển

Chiến lược sản phẩm là một cẩm nang tài liệu định hướng thiết kế và phát triển các dòng sản phẩm/ sản phẩm của một thương hiệu trong dài hạn. Một chiến lược sản phẩm phải đảm bảo định hướng đúng mục tiêu và phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp.

Chiến lược sản phẩm cung cấp một bức tranh toàn cảnh từ khi sản phẩm chỉ là ý tưởng tới lúc nó được khách hàng mục tiêu sử dụng. Chiến lược sản phẩm thường được các doanh nghiệp sử dụng làm nền tảng hoạch định chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing, chiến lược thương hiệu và chiến lược phân phối.

Chiến lược sản phẩm là một tài liệu chứa nhiều giải pháp và nhiều quy trình thực hiện có tính logic nhằm thực hiện tầm nhìn của doanh nghiệp một cách rõ ràng và hiệu quả.

Mọi doanh nghiệp cần thực hiện chiến lược sản phẩm để đảm bảo cho mọi kế hoạch và hoạt động kinh doanh của thương hiệu trong tương lai có những mục tiêu đúng và đủ.

Những thuật ngữ chính trong chiến lược sản phẩm

  • Products Vision (tầm nhìn sản phẩm): cung cấp định hướng dài hạn và những dự báo, mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ hướng đến. Tầm nhìn sản phẩm là ngọn hải đăng dẫn lối toàn bộ sản phẩm.
  • Products strategy (chiến lược sản phẩm): tài liệu dưới dạng cẩm nang, chứa nội dung định hướng gồm: mục tiêu, phương pháp luận, mô tả, giải pháp, kế hoạch và các nền tảng thực hiện.
  • Big picture (toàn cảnh): cung cấp bản mô tả của các tính năng sản phẩm và lộ trình sản phẩm hỗ trợ các mục tiêu lớn hơn trong tương lai. Bao gồm những sản phẩm có các tính năng nhất định được chế tạo theo từng giai đoạn cụ thể.
  • Initiatives (Sáng kiến): những giải pháp mang tính thượng tầng của đội ngũ cấp cao nhằm đạt được những mục tiêu lớn. Ví dụ: tối ưu hoá quy trình sản xuất, khác biệt hoá sản phẩm, chiến lược định vị thương hiệu…

Quy trình thực hiện chiến lược sản phẩm

  • Giai đoạn 1: sử dụng mô hình cấu trúc ngành, khung 5 lực lượng

Người mua (khách hàng); Người bán (nhà cung cấp); Sản phẩm thay thế; Thương hiệu mới gia nhập; Đối thủ cạnh tranh hiện hữu

Cấu trúc ngành là một mô hình có tính hệ thống, giúp chiến lược không bỏ qua những dữ liệu quan trọng ảnh hưởng tới chiến lược. Bởi vì nó được xây dựng trên những dữ liệu thực tế và trải qua phân tích, không phải là những nội dung liệt kê chủ quan.

  • Giai đoạn 2: Đặt câu hỏi nhiều lần

Đặt câu hỏi nhiều lần cho những giả định hoặc những khái niệm đã cũ nhằm đưa ra sáng kiến.

  • Giai đoạn 3: Đưa ra sáng kiến

Đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề hoàn toàn mới bằng sự vận dụng của trí não cá nhân hoặc thực hiện nhóm.

  • Giai đoạn 4: Sàng lọc sáng kiến

Tạo ra một bộ lọc nhằm kiểm tra và sàng lọc bớt những sáng kiến tiêu cực hoặc không hiệu quả.

  • Giai đoạn 5: Thiết kế sản phẩm mẫu

Tập trung thiết kế những sản phẩm mẫu đã được sàng lọc và lựa chọn.

  • Giai đoạn 6: Thử nghiệm sản phẩm

Đưa sản phẩm mẫu tới một nhóm khách hàng phù hợp với chân dung khách hàng mục tiêu và yêu cầu họ trải nghiệm, thu thập các phản hồi và hiệu chỉnh để lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất.

  • Giai đoạn 7: Thương mại hoá sản phẩm

Sản xuất hàng loạt và tung ra thị trường cùng với các chương trình quảng cáo, marketing, duy trì vòng đời sản phẩm và tốc độ tăng trưởng tối đa.

  • Giai đoạn 8: Đánh giá

Xem xét lại toàn bộ quá trình phát triển chiến lược sản phẩm, rút ra bài học nhằm cải tiến sản phẩm hoặc hỗ trợ phát triển sản phẩm mới trong tương lai.

Ưu điểm của chiến lược sản phẩm

  • Nền tảng vững chắc: chiến lược sản phẩm là nền tảng hoạch định vững chắc tới sự phát triển sản phẩm mà thương hiệu sở hữu. Chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp tự tin và cho phép doanh nghiệp đo lường các chỉ số nhằm theo dõi mức độ thành công và làm giảm thiểu rủi ro. Chiến lược sản phẩm cũng cung cấp những mục tiêu rõ ràng và phù hợp.
  • Lợi nhuận:
    • Chiến lược sản phẩm tập trung vào những thị trường mục tiêu rõ ràng và được nghiên cứu kỹ lưỡng, điều này thường đem tới kết quả là sản phẩm phù hợp và được chào đón bởi những khách hàng được ngắm đích trước.
    • Sản phẩm được tạo ra từ sự thấu hiểu tâm lý và hành vi, điều này giúp doanh nghiệp thành công và tạo ra lợi nhuận.
  • Đúng khách hàng: chiến lược phát triển sản phẩm lấy khách hàng làm trọng tâm nên doanh nghiệp thường sẽ tạo ra những sản phẩm đúng khách hàng, đáp ứng đúng nhu cầu và mong đợi mà khách hàng mong muốn.

Nhược điểm của chiến lược sản phẩm

  • Ngân sách đầu tư lớn: quy trình thực hiện nhiều bước và yêu cầu kiến thức, kỹ năng cũng như nhân sự lớn nên ngân sách đầu tư thường lớn.
  • Rủi ro từ khách hàng: nghiên cứu thị trường đôi khi không phản ánh chính xác những gì khách hàng muốn và những gì khách hàng nghĩ, nên sản phẩm đôi khi không được chào đón.
  • Sự thích nghi: doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực và thời gian dài để tạo ra một sản phẩm được nghiên cứu từ trước, nên nếu có sự thay đổi về hành vi, thị trường sẽ khó có thể điều chỉnh hoặc lãng phí.

5 loại chiến lược sản phẩm kinh điển

#1 Chiến lược sản phẩm bền vững

Xây dựng một sản phẩm chủ lực có tính bền vững rồi gặt hái thành công, lợi nhuận dài hạn mà chỉ tốn ngân sách đầu tư nghiên cứu một lần.

Chiến lược sản phẩm bền vững tập trung vào việc phát triển và duy trì các sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năng tồn tại lâu dài trên thị trường. Các sản phẩm hoặc dịch vụ này thường đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách hàng, có chất lượng cao và được hỗ trợ bởi các chính sách bảo hành hoặc bảo trì mạnh mẽ.

#2 Chiến lược sản phẩm dẫn đầu

Khi một sản phẩm đã bão hoà hoặc chiếm vị trí độc tôn trong nhận thức người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể tung ra một dòng sản phẩm nâng cấp sử dụng chung thương hiệu hướng tới nhóm khách hàng mới, thị trường mới.

Chiến lược sản phẩm dẫn đầu là một chiến lược tập trung vào việc phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ mới, có khả năng tạo ra sự khác biệt đáng kể trên thị trường. Các sản phẩm hoặc dịch vụ này thường mang tính đổi mới, sáng tạo và có khả năng giải quyết các vấn đề hoặc nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng.

Chiến lược sản phẩm dẫn đầu thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh thị trường hoặc mở rộng thị phần của họ. Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này thường có nguồn lực tài chính và nhân lực mạnh mẽ để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển hoặc đủ điều kiện tài chính – thương hiệu để đáp ứng nhu cầu từ bên sở hữu sản phẩm nhượng quyền thương hiệu.

#3 Chiến lược sản phẩm hỗ trợ

Sản phẩm này được tạo ra với mục đích tạo sự ảnh hưởng tích cực trong nhận thức khách hàng với sản phẩm chủ lực, sản phẩm hỗ trợ thường không đặt nặng mục tiêu doanh số mà đặt mục tiêu thương hiệu lên trên hết.

Chiến lược sản phẩm hỗ trợ là một chiến lược tập trung vào việc phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ bổ sung cho các sản phẩm hoặc dịch vụ chính của doanh nghiệp. Các sản phẩm hoặc dịch vụ này thường có giá trị thấp hơn và có mục đích hỗ trợ hoặc bổ sung cho các sản phẩm hoặc dịch vụ chính.

Chiến lược sản phẩm hỗ trợ thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp muốn tăng doanh số bán hàng cho các sản phẩm hoặc dịch vụ chính của họ. Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này thường có một danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ đa dạng để đáp ứng nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.

#4 Chiến lược sản phẩm chiến binh

Chiến lược này tạo ra thương hiệu sản phẩm với mục tiêu phòng thủ từ phía xa, bảo vệ các phân khúc thấp hoặc cao hơn với sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp nhằm giữ vững vị thế của sản phẩm chủ lực.

Chiến lược sản phẩm chiến binh là một chiến lược tập trung vào việc phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh với các sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Các sản phẩm hoặc dịch vụ này thường có giá thấp hơn, chất lượng tương đương hoặc tốt hơn so với sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược sản phẩm chiến binh thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp muốn cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn hoặc có nguồn lực mạnh mẽ hơn. Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này thường nhắm mục tiêu vào các phân khúc thị trường cụ thể, nơi họ có thể cạnh tranh hiệu quả hơn nhằm tạo ra một hàng rào phòng thủ từ xa.

#5 Chiến lược sản phẩm giá thấp nhất

Sử dụng cùng nhãn hiệu tạo ra một dòng sản phẩm mới có định vị thấp hơn nhằm giành được vị trí giá bán thấp nhất.

Chiến lược sản phẩm giá thấp nhất là một chiến lược định giá trong đó doanh nghiệp định giá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Mục tiêu của chiến lược này là thu hút khách hàng nhạy cảm về giá.

Thương hiệu có thể sử dung chiến lược sản phẩm "bán ế" nhằm tăng nhận thức thương hiệu và thúc đẩy doanh số của các sản phẩm khác trong danh mục kinh doanh.

Trong các cửa hàng điện máy, chiếc tivi giá rất cao thường được đặt ở vị trí trung tâm, dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng. Chiếc tivi này thường có kích thước lớn, màn hình hiển thị sắc nét, âm thanh sống động,… Đây là những tính năng mà nhiều người tiêu dùng mong muốn ở một chiếc tivi.

Những chiếc tivi giá rất cao này không được tạo ra với mục tiêu doanh số, mà chúng được tạo ra để tạo ra doanh số ở những sản phẩm khác.

Khi nhìn thấy giá của một chiếc tivi rất cao, người tiêu dùng sẽ sử dụng mức giá cao đó làm giá tham chiếu cho các sản phẩm tivi còn lại, từ đây người tiêu dùng sẽ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm tivi có giá thấp hơn so với chiếc tivi “bán ế” (mặc dù giá của chúng không thấp), mà chức năng và công. nghệ nằm ở trong phạm vi chấp nhận được.

Thương hiệu có thể sử dung chiến lược sản phẩm “bán ế” nhằm tăng nhận thức thương hiệu và thúc đẩy doanh số của các sản phẩm khác trong danh mục kinh doanh.

Xin chân thành cảm ơn,